• Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu nhất Hà Nội.
Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế 01665115116

Bệnh trĩ nguyên nhân triệu chứng tác hại và cách điều trị

Bệnh trĩ nguyên nhân triệu chứng tác hại cách chữa và phòng tránh
Điểm trung bình: 4.4 / 10 ( 225 lượt đánh giá )

Bệnh trĩ là căn bệnh phổ biến, thường gặp nhất ở vùng hậu môn. Tuy không phải là căn bệnh hiểm nghèo nhưng nó có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Việc tìm hiểu những nguyên nhân, tác hại và cách điều trị bệnh trĩ có thể giúp bạn bảo vệ sức khỏe bản thân trước căn bệnh mà rất nhiều người mắc phải này. Sau đây các chuyên gia tại phòng khám Thái Hà sẽ chia sẻ cho bạn tất cả các thông tin về bệnh trĩ nguyên nhân triệu chứng tác hại cách chữa và phòng tránh.

Bệnh trĩ là gì?

Theo nghiên cứu của các bác sĩ tư vấn sức khỏe 11 Thái Hà cho biết bệnh trĩ được tạo nên bởi sự giãn nở quá mức của các thành tĩnh mạch hậu môn. Đây là căn bệnh của thời hiện đại bởi tỉ lệ mắc trĩ có xu hướng gia tăng không ngừng trong bối cảnh sử dụng nhiều máy móc, ít vận động thân thể; chuộng các đồ ăn nhanh, có hàm lượng chất đạm, chất đường và chất béo cao, …

Bệnh trĩ được chia thành ba dạng chính:

  • Trĩ nội: Các búi trĩ nằm ở bên trên đường lược hậu môn, bề mặt là niêm mạc ống hậu môn, không gây ra nhiều đau đớn và khó chịu khi mới xuất hiện.
  • Trĩ ngoại: Các búi trĩ nằm ở bên dưới đường lược hậu môn, bề mặt là lớp da của ống hậu môn, dễ dàng nhìn thấy và quan sát từ bên ngoài, thường gây nhiều vướng víu, khó chịu và cả những đau đớn sau này.
  • Trĩ hỗn hợp: Sự xuất hiện cả búi trĩ nội và trĩ ngoại trên cùng cơ thể bệnh nhân.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ thường gặp

Nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh trĩ là chế độ sinh hoạt và làm việc thiếu khoa học, tồn tại nhiều thói quen xấu dẫn đến. Những thói quen này bao gồm thói quen ăn uống, thói quen đi đại tiện, thói quen làm việc …

Bạn sẽ có nguy cơ bị bệnh trĩ nếu mắc phải một trong số những nguyên nhân gây bệnh trĩ sau đây:

Thói quen ăn uống mất cân đối

Việc bạn ăn nhiều chất đạm như thịt, cá, ... nhiều đồ ăn nhanh, có hàm lượng chất béo cao nhưng lại ít ăn rau xanh, hoa quả, uống ít nước … sẽ gây ra tình trạng táo bón kéo dài, phân cứng và đi ngoài phải rặn, gây áp lực cho ống tiêu hóa. Táo bón mãn tính có thể là nguyên nhân khiến bạn bị bệnh trĩ hỏi thăm.

Thói quen sinh hoạt không lành mạnh

Những thói quen sinh hoạt có thể là nguyên nhân gây nên bệnh trĩ phải kể đến như: Hay phải khuân vác nặng; đọc báo, chơi điện tử … làm kéo dài thời gian mỗi khi đi; nhịn đi đại tiện khiến cho phân tồn tại lâu trong thành ruột, bị hấp thụ hết nước nên bị cứng.

Triệu chứng dấu hiệu bệnh trĩ thường gặp

Dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại

Bệnh trĩ ngoại giai đoạn sớm, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng sa búi trĩ, đại tiện khó và đại tiện phải rặn, đau rát hậu môn … Các triệu chứng của bệnh trĩ ngoại thường rất rõ ràng nên người bệnh có thể dễ dàng nhận biết ngay từ giai đoạn đầu của bệnh.

Bệnh trĩ ngoại không chia thành các cấp độ, người bệnh chỉ có thể nhận biết mức độ nặng nhẹ của bệnh dựa vào mức độ sa trĩ nhiều hay ít mà thôi

Triệu chứng của bệnh trĩ nội

Không giống như bệnh trĩ ngoại, các búi trĩ nội nằm bên trên đường lược hậu môn, nơi không chứa các dây thần kinh cảm giác nên không gây ra đau đớn khó chịu cho bệnh nhân.

Đây cũng là nguyên nhân khiến cho bệnh trĩ nội khi mới hình thành thường rất khó nhận biết, bệnh nhân thường không xuất hiện bất kì triệu chứng nào đặc biệt ngoài hiện tượng chảy máu hậu môn, máu có thể nhỏ thành giọt hoặc phun thành tia như cắt tiết gà.

Sa búi trĩ là một biểu hiện của bệnh trĩ nội điển hình. Cấp độ bệnh trĩ càng tăng, mức độ sa búi trĩ càng nặng:

  • Bệnh trĩ nội cấp độ 1: Búi trĩ kích thước nhỏ, nằm bên trong ống hậu môn và chưa nhìn thấy từ bên ngoài.
  • Bệnh trĩ nội cấp độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn nếu bệnh nhân cố rặn khi đi đại tiện.
  • Bệnh trĩ nội cấp độ 3: Búi trĩ nội sa ra ngoài thường xuyên hơn, ngay cả những lúc bệnh nhân ngồi lâu, ho hay hắt xì hơi. Chúng không thể tự tụt lại vào bên trong hậu môn, bệnh nhân phải dùng tay đẩy vào.
  • Bệnh trĩ nội cấp độ 4: Búi trĩ nội sa hẳn ra ngoài hậu môn và không thể dùng tay đẩy lên được.

Ngoài ra, các triệu chứng của bệnh trĩ nội cũng khá tương tự với bệnh trĩ ngoại, bao gồm: Đau rát hậu môn, khó khăn khi đi đại tiện, hình dạng phân bất thường, …

Bệnh trĩ có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể xảy ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như chảy máu dẫn đến thiếu máu, nghẹt và hoại tử búi trĩ, nhiễm trùng và bội nhiễm, …

1. Thiếu máu

Ra máu khi đi đại tiện là triệu chứng điển hình của bệnh trĩ. Ở mức độ nặng, máu có thể nhỏ từng giọt hoặc phun thành tia như cắt tiết gà … Bệnh nhân bị mất một lượng máu lớn trong thời gian ngắn, cơ thể không kịp sản xuất, đe dọa nguy cơ thiếu máu trầm trọng.

Thiếu máu có thể khiến bệnh nhân gặp một loạt các vấn đề về sức khỏe, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, … thậm chí là choáng và ngất.

2. Nghẹt và hoại tử búi trĩ

Nghẹt búi trĩ là biến chứng của bệnh trĩ nội cấp độ 3 và 4. Tình trạng các búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn nhưng không co lại được, bị cơ vòng hậu môn chặn lại được gọi là nghẹt búi trĩ.

Bệnh nhân bị nghẹt búi trĩ rất đau đớn và khó chịu, buộc phải đến cơ sở y tế chuyên khoa để tiến hành can thiệp, phòng ngừa trường hợp hoại tử búi trĩ.

3. Bệnh trĩ gây ra đau đớn, khó chịu

Không chỉ đe dọa những biến chứng xấu cho sức khỏe, sự xuất hiện của các búi trĩ còn gây ra nhiều đau đớn khó chịu cho bệnh nhân, nhất là các búi trĩ ngoại.

Đau đớn và khó chịu khiến bệnh nhân không thể tập trung vào học tập và làm việc, hiệu quả lao động giảm sút và chất lượng sống kém đi.

4. Viêm nhiễm và bội nhiễm hậu môn

Khu vực hậu môn của bệnh nhân trĩ luôn trong tình trạng ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại, vốn tồn tại sẵn ở hậu môn phát sinh và phát triển, gây và viêm nhiễm hậu môn.

Bệnh nhân trĩ không chú ý vấn đề vệ sinh cá nhân cẩn thận tình trạng viêm nhiễm trở nên trầm trọng, có thể dẫn đến bội nhiễm.

5. Các bệnh ở vùng hậu môn

Bệnh trĩ nếu không được điều trị và phát hiện kịp thời, sẽ dẫn đến các bệnh ở vùng hậu môn trực tràng khác như:

- Viêm hậu môn: Vùng hậu môn sưng tấy và đỏ ửng, bệnh nhân cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu …

- Bệnh apxe hậu môn và rò hậu môn: Viêm nhiễm hậu môn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho viêm nhiễm cho u nhú trong ống hậu môn, các ổ apxe hậu môn hình thành.

- Ung thư hậu môn trực tràng: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh trĩ. Mặc dù hiếm gặp nhưng nếu các búi trĩ không điều trị dứt điểm, bệnh tái đi phát lại nhiều lần dễ dẫn đến bệnh trĩ.

6. Ham muốn tình dục suy giảm

Bệnh nhân trĩ bị đau đớn, khó chịu đeo đẳng cả trong những lúc đi lại hoạt động hoặc nghỉ ngơi nên không còn hứng thú trong quan hệ tình dục.

Các chuyên gia phòng khám Thái Hà khuyến cáo: Phòng ngừa những biến chứng của bệnh trĩ, các bạn khi thấy xuất hiện dấu hiệu bệnh trĩ nội, ngoại được đề cập đến ở trên cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị phù hợp.

Các cách điều trị bệnh trĩ đang áp dụng hiện nay

HCPT và PPH là hai phương pháp điều trị bệnh trĩ của y học hiện đại. Được đánh giá là công nghệ tiên tiến và hiện đại nhất trong điều trị bệnh trĩ, HCPT và PPH mang lại nhiều ưu điểm vượt trội so với phương pháp thông thường như bệnh trĩ khỏi hoàn toàn, không còn tái phát, bảo toàn chức năng của lớp cơ vòng hậu môn, không ảnh hưởng đến các cơ quan, bộ phận lân cận, thời gian phục hồi nhanh chóng.

Cách điều trị bệnh trĩ bằng PPH

PPH còn được gọi là máy kẹp PPH hoạt động dựa trên nguyên tắc sử dụng thiết bị y tế hiện đại để khoanh vùng niêm mạc trĩ (khoảng từ 2-4 cm), sử dụng máy khâu nối tự động có tên là HYG – 34 chặn đứng lưu lượng máu đến búi trĩ hậu môn khiến các búi trĩ teo đi và làm cho niêm mạc hậu môn trở lại bình thường, như chưa bao giờ bị co giãn hay tổn thương.

Cách điều trị bệnh trĩ bằng HCPT

HCPT là phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng sóng cao tần. Phương pháp này sử dụng hệ thống xử lý, kiểm tra hiện đại để xác định chính xác vị trí và phạm vi búi trĩ hậu môn. Sau đó, phát ra sóng cao tần sinh nhiệt lượng để làm đông và thắt nút các mạch máu nuôi dưỡng búi trĩ, loại bỏ búi trĩ hậu môn triệt để.

Lưu ý: Bệnh nhân lựa chọn điều trị bệnh trĩ bằng HCPT và PPH cần phải đến các cơ sở y tế chuyên khoa trĩ chất lượng, có uy tín trong điều trị bệnh trĩ, bác sĩ thực hiện là người được đào tạo và có chuyên môn để điều trị bệnh trĩ hiệu quả, triệt để.

Cách điều trị bệnh trĩ bằng các bài thuốc dân gian

Chữa trĩ bằng rau diếp cá

Rau diếp cá là một trong những vị thuốc dân gian có công dụng tuyệt vời trong điều trị bệnh trĩ. Nếu như bạn mới xuất hiện các triệu chứng bệnh trĩ như đau rát hậu môn, chảy máu khi đại tiện, đại tiện khó … thì hãy áp dụng bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá như sau:

Ăn trực tiếp rau diếp cá để chữa bệnh trĩ

Việc bạn ăn một nắm rau diếp cá mỗi khi đói đủ cung cấp cho cơ thể một lượng chất xơ dồi dào, phòng tránh được tình trạng táo bón, là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ.

Bạn cần ăn rau diếp cá càng nhiều càng tốt, ăn thay rau sống cũng được. Cần lưu ý là phải ngâm rau diếp cá trong nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn trước khi ăn.

Ngoài ra, nếu như bạn ngại vị tanh mà không ăn được rau diếp cá sống thì có thể xay rau diếp cá ra rồi lọc lấy nước cũng có hiệu quả. Bạn cần kiên trì uống nước rau diếp cá đều đặn hàng ngày là đủ.

Đắp rau diếp cá vào búi trĩ hậu môn.

Rau diếp cá sau khi rửa sạch, ngâm muối thì giã nhỏ và đắp vào búi trĩ hậu môn. Kiên trì với cách làm này hàng ngày trước khi đi ngủ thì búi trĩ hậu môn có thể teo nhỏ lại.

Xông

Bạn lấy một nắm rau diếp cá rửa sạch, cho vào nồi nước đun sôi rồi lấy nước đó đem xông hậu môn. Khi nước nguội thì lấy nước này rửa hậu môn.

Chữa bệnh trĩ bằng quả đu đủ xanh

Ngoài rau diếp cá thì quả đu đủ xanh cũng là một trong những bài thuốc hay điều trị bệnh trĩ.

Bệnh nhân trĩ chỉ cần bổ đôi quả đu đủ xanh còn nhiều nhựa, úp vào hai bên cẳng chân trước khi đi ngủ thì búi trĩ hậu môn có thể co lại.

Hoặc cách khác là bạn dùng đu đủ hầm xương ăn mỗi ngày, hay làm sinh tố từ quả đu đủ cộng với quả hồng xiêm chín, quả dâu cũng có tác dụng chữa khỏi bệnh trĩ.

Cách phòng tránh bệnh trĩ

Mặc dù bệnh trĩ rất phổ biến với hơn 50% dân số gặp phải, nhưng bạn vẫn có thể phòng tránh được căn bệnh này nếu biết cách xây dựng lối sống khoa học, thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.

Thói quen ăn uống: Ăn nhiều rau xanh, củ quả, ít thịt cá, hạn chế ăn dầu mỡ, đồ ăn cay nóng …

Thói quen sinh hoạt: Cần vận động thường xuyên, đại tiện ngay khi cảm thấy buồn, tránh đứng hoặc ngồi lâu một chỗ, hạn chế khuân vác đồ nặng …

Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên: Đi bộ, yoga hoặc bơi lội… là những môn thể thao rất hữu ích đối với những người đã mắc trĩ. Hoạt động thể thao hàng ngày giúp cơ thể tăng lưu lượng máu lưu thông, giảm áp lực lên cơ vòng hậu môn, ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn hậu môn. Nếu như bạn chưa mắc trĩ, có thể phòng bệnh bằng cách lựa chọn bất kì một môn thể thao nào đó mà bạn ưa thích và luyện tập nó hàng ngày.

Mong rằng những thông tin trên đây về nguyên nhân, tác hại và cách điều trị bệnh trĩ nội có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh trĩ. Mọi băn khoăn nào khác cần tư vấn, các bạn liên hệ trực tiếp với các bác sĩ phòng khám bằng cách nhấp chuột vào nút “Bác sĩ tư vấn” dưới đây để được giải đáp:

Mong rằng những thông tin trên đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh trĩ. Mọi thắc mắc liên quan đến bệnh trĩ vui lòng nhấp chuột vào khung tư vấn ngay bên dưới để nhận được lời giải thích trực tiếp miễn phí từ các chuyên gia chuyên khoa tại phòng khám bệnh trĩ.

phòng khám đa khoa tốt nhất hà nội

danh sách các phòng khám đa khoa tại hà nội

phòng khám đa khoa uy tín hà nội

phòng khám đa khoa tốt nhất hà nội

phòng khám đa khoa tốt nhất hà nội

phòng khám đa khoa tư nhân

phòng khám hà nội

danh sách các phòng khám đa khoa tại hà nội

phòng khám

phòng khám

phòng khám tư nhân tại hà nội

Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám