Nguyên nhân của bệnh nứt kẽ hậu môn
- Táo bón: táo bón được coi là một trong những nguyên nhân phổ biến gây bệnh nứt kẽ hậu môn. Khi bị táo bón, các khối phân của bệnh nhân thường rất to và cứng, người bệnh phải rặn để đẩy phân ra ngoài. Nên có thể gây ra các vết rách, nứt kẽ hậu môn
- Thói quen đại tiện xấu: vừa đọc báo, chơi điện, tử, ngồi quá lâu khi đi hậu môn là những nguyên nhân gây ra bệnh nứt kẽ hậu môn.
- Các bệnh lý đường ruột, trực tràng, hậu môn là nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn: những bệnh có thể kể đến như: bệnh trĩ, viêm hậu môn, viêm ứ huyết tĩnh mạch, bệnh crohn...
- Chế độ sinh hoạt không điều độ như: ăn quá nhiều đồ cay nóng, uống ít nước, lười vận động cơ thể…
Triệu chứng bệnh nứt kẽ hậu môn
- Đau đớn tại hậu môn có chu kỳ: các cơn đau của các bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn thường có ba giai đoạn cụ thể như sau: ban đầu bệnh nhân sẽ thấy đau khi các khối phân đi qua, tức là khi đi đại tiện. Sau đó các cơn đau sẽ biến mất. Một thời gian ngắn sau đó, các bệnh nhân thấy đau lại, các cơn đau kéo dài từ 1 – 2 giờ hoặc có thể kéo dài cả ngày.
- Chảy máu tươi: biểu hiện thường thấy của các bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn là máu chảy kèm theo phân hoặc nhỏ thành từng giọt lớn tùy theo mức độ nặng, nhẹ của bệnh.
- Đại tiện khó khăn: khi bị nứt kẽ hậu môn, người bệnh phải đối mặt với nguy cơ bị đau đớn mỗi khi đại tiện, hình thành tâm lý sợ sệt mỗi khi đi đại tiện. Đồng thời mỗi lần đại tiện sẽ rất khó khăn.
- Ẩm ướt, ngứa ngáy hậu môn: hiện tượng tiết dịch tại hậu môn là nguyên nhân khiến hậu môn của bạn thường xuyên ngứa ngáy, khó chịu.
Tác hại của bệnh nứt kẽ hậu môn
- Chảy máu kéo dài sẽ gây ra hiện tượng thiếu máu cho các bệnh nhân
- Luôn tạo cảm giác đau đớn cho các bệnh nhân sau mỗi lần đi vệ sinh. Sau đó, mặc định sẽ tạo lên tâm lý sợ đi đại tiện
- Gây ra nhiều bệnh lý cho các bệnh nhân: vì sợ cảm giác đau đớn, nên nhiều bệnh nhân không dám đi vệ sinh. Từ đó phân tích tụ nhiều trong trực tràng, làm phát sinh nhiều bệnh tật khác trong cơ thể.
- Viêm nhiễm hậu môn: các bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn rất dễ kéo theo viêm hậu môn và các bệnh lý khác liên quan khác. Bên cạnh đó nữ giới bị nứt kẽ hậu môn dẫn tới viêm phụ khoa vì hậu môn và vùng kín của phụ nữ ở rất gần nhau.
- Các bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn còn phải đối mặt với nguy cơ đau lưng, đau vùng xương chậu.
- Hậu môn thường xuyên ẩm ướt, ngứa ngáy, khó chịu.
- Nứt kẽ hậu môn không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động rất lớn đến tâm lý, công việc từ đó chất lượng cuộc sống cũng suy giảm.
Phòng tránh nứt kẽ hậu môn
- Chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học sẽ giúp các bệnh nhân phòng tránh được các bệnh lý liên quan đến trực tràng hậu môn trong đó có: bệnh trĩ, polyp hậu môn, rò hậu môn và nứt kẽ hậu môn.
- Luôn giữ vệ sinh vùng hậu môn nhất là sau khi đi đại tiện bằng cách: sử dụng nước muối ấm pha loãng để rửa hậu môn sau khi đi đại tiện.
- Tăng cường các bài tập thể dục thể thao cho cơ thể nhất là các bài tập cơ bụng.
- Nếu bạn đang mắc các bệnh lý liên quan đến hậu môn trực tràng hãy tới ngay các cơ sở y tế để khám và chữa bệnh, tránh biến chứng cũng như nguy cơ bị nứt kẽ hậu môn.
Phương pháp chữa trị bệnh nứt kẽ hậu môn
Hiện nay có rất nhiều cách để điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn. Những cách có thể kể đến như: sử dụng thuốc bôi, phẫu thuật và tiểu phẫu cắt bỏ vết nứt. Tuy nhiên chúng tôi cho rằng: phương pháp chữa bệnh nứt kẽ hậu môn hiệu quả và được tin dùng nhiều nhất hiện nay là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu RPH.
Kỹ thuật này loại bỏ được tế bào ác tính dư thừa thông qua việc thắt vòng cao su, tạo ra lực hút chân không khiến phần tế bào gây bệnh bị hoại tử và mất đi.
Ưu điểm của kỹ thuật này là thủ thuật tiến hành nhanh chóng, không biến chứng và không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của các bệnh nhân. Kỹ thuật này còn đảm bảo độ an toàn gần như tuyệt đối.