• Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu nhất Hà Nội.
Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế 01665115116

Bệnh lậu là gì: Nguyên nhân, dấu hiệu , tác hại, cách chữa

Bệnh lậu
Điểm trung bình: 4.7 / 10 ( 58 lượt đánh giá )

Bệnh lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục khá phổ biến, có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, dẫn đến vô sinh hiếm muộn nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Hiện số ca mắc lậu có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây.

Nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại và cách chữa, hình ảnh bệnh lậu sẽ được Blog xin chào bác sĩ chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Bệnh lậu là gì?

Bệnh lậu là gì ?

Bệnh lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục cho cả nam và nữ, có thể gây nhiễm trùng cho cơ quan sinh dục, trực tràng và cổ họng.

Bệnh lậu là một bệnh nhiễm trùng phổ biến trong cộng đồng, đặc biệt là nam thanh niên trong độ tuổi từ 15-24 tuổi. Người quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ với nhiều người, quan hệ với gái mại dâm, nam giới đồng tính có nguy cơ mắc lậu cao.

Biểu hiện của bệnh lậu ở nam giới và phụ nữ

Biểu hiện của bệnh lậu ở nam và nữ

Vi khuẩn lậu gây viêm cho bộ phận sinh dục, trực tràng, mắt của cả nam và nữ giới. Thông thường, sau từ 2-7 ngày nhiễm bệnh, người bệnh bắt đầu có các triệu chứng bệnh lậu như sau:

Triệu chứng bệnh lậu ở nam giới

Nam giới có triệu chứng bệnh lậu sau khoảng 2 ngày nhiễm bệnh, một số người có biểu hiện sau 1 tuần lây nhiễm. Tuy nhiên, nhiều người lại không xuất hiện các triệu chứng đáng chú ý. Người không có biểu hiện bệnh lậu nhưng vẫn có khả năng lây truyền bệnh cho người khác.

  • Triệu chứng điển hình của bệnh lậu ở nam giới là cảm giác nóng rát ở đầu niệu đạo và đau khi tiểu tiện, rất dễ bị nhầm lẫn với viêm niệu đạo thông thường. Các triệu chứng khác có thể là:
  • Bộ phận sinh dục bất thường: Lỗ sáo sưng đỏ, ngứa ngáy khó chịu, có mủ giống như dịch nhầy chảy ra, nhất là vào buổi sáng.
  • Bất thường khi đi tiểu: Tiểu rắt (tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu ít), tiểu khó (cảm giác khó chịu khi đi tiểu), tiểu buốt (cứ có cảm giác nóng buốt kéo dọc niệu đạo), tiểu không hết (luôn muốn đi tiểu), nước tiểu đục có mùi khai mạnh.
  • Chảy máu và mủ: Tiểu ra mủ ở đầu bãi, đặc biệt là vào buổi sáng. Mủ có màu vàng đặc hoặc vàng xanh, ra nhiều hoặc ít phụ thuộc vào tình trạng và mức độ nhiễm trùng. Triệu chứng chảy mủ bộ phận sinh dục thường diễn ra trong vòng 2 tuần kể từ lúc bị nhiễm trùng.
  • Đau khi quan hệ tình dục: Đường niệu đạo của nam giới cũng là nơi dẫn tinh trùng từ ống phóng tinh ra, do đó, bệnh nhân nam bị ảnh hưởng ít nhiều đến quan hệ tình dục, quan hệ đau đớn, giảm khoái cảm, thậm chí là  xuất hiện cảm giác nóng buốt khi quan hệ, đau đớn khi xuất tinh.
  • Các triệu chứng khác: Khi vi khuẩn lậu từ niêm mạc niệu đạo, lây lan sang các khu vực xung quanh như bìu và tinh hoàn sẽ gây viêm mào tinh hoàn, tinh hoàn người bệnh đau và sưng, kèm với đau háng rất nguy hiểm.
  • Triệu chứng toàn thân: Cơ thể bệnh nhân mệt mỏi, sốt nhẹ, hạch bẹn nổi lên dày đặc.

Triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới

Nhiều chị em mắc lậu nhưng không có biểu hiện rõ ràng, có thể bị nhầm lẫn là viêm âm đạo, nhiễm trùng niệu đạo và bàng quang. Theo ước tính, có đến 80% chị em mắc lậu nhưng không xuất hiện các triệu chứng rõ ràng.

Chỉ có 20% chị em có biểu hiện cấp tính của bệnh lậu, thường là:

  • Ra nhiều khí hư màu vàng đặc hoặc vàng xanh với số lượng nhiều, mùi hôi khó chịu.
  • Đau buốt khi đi tiểu hoặc khi quan hệ tình dục, quan hệ tình dục giảm khoái cảm.
  • Chị em còn bị đau bụng, đau vùng chậu hoặc đau lưng, chảy máu dù không phải kỳ kinh nguyệt.
  • Bộ phận sinh dục nữ bao gồm niệu đạo, âm đạo, âm hộ, hai môi lớn bé lúc nào cũng trong tình trạng ẩm ướt, sưng tấy, ngứa ngáy.
  • Khi thăm khám lâm sàng sẽ thấy cổ tử cung sưng phù, tấy đỏ.
  • Một số triệu chứng bệnh lậu khác ở nam và nữ giới
  • Người bệnh còn có triệu chứng nhiễm trùng trực tràng, hậu môn, nhiễm trùng mắt với biểu hiện xảy ra ở cả nam và nữ giới khi mắc bệnh lậu:
  • Đau họng: Bệnh lậu ở miệng lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục bằng miệng. Người bệnh bị đau họng, đau gia tăng khi nuốt nước bọt, gây khó khăn khi nhai hoặc nuốt thức ăn, khoang miệng sưng đỏ và mưng mủ, có một số ít hạt trắng dưới niêm mạc, loét nông niêm mạc họng, ban đầu dịch ra ít, sau tăng nhiều, bờ bên lưỡi bị loét.
  • Mông ngứa: Bệnh lậu ở trực tràng lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục bằng hậu môn, vi khuẩn lậu xuất hiện ở hậu môn sẽ gây chảy máu và ngứa hậu môn, chảy dịch hậu môn, một số người có thể bị tiêu chảy và đau khi đi vệ sinh. Khi soi trực tràng sẽ thấy hậu môn viêm rõ, trực tràng đỏ đều, tụ mủ từng mảng.
  • Đau mắt: Vi khuẩn lậu ở mắt khiến mắt bệnh nhân bị sưng và đau mắt, xuất hiện những vết loét tròn nông ở xung quanh mắt, có kèm nhử khiến người bệnh cảm thấy khó chịu.

Nguyên nhân gây bệnh lậu

Lậu mủ là một bệnh lây truyền qua đường tình dục hàng đầu trên thế giới do vi khuẩn Gram âm Neisseria gonorrhoeae gây ra.

Một người có thể nhiễm vi khuẩn Gram âm Neisseria gonorrhoeae qua nhiều con đường khác nhau, không chỉ là do quan hệ tình dục.

Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh lậu:

Vi khuẩn Gram âm Neisseria gonorrhoeae là tác nhân trực tiếp gây ra bệnh lậu. Vi khuẩn dạng song cầu, hình hạt cà phê, bắt mầu Gram âm.

Hầu như bất kỳ niêm mạc nào của cơ thể người đều có thể bị nhiễm song cầu khuẩn gram âm này. Tuy nhiên, vi khuẩn gram âm này thường gây ra viêm cổ tử cung, viêm trực tràng, viêm niệu đạo, viêm vùng chậu và viêm họng.

Bệnh lậu lây qua đường nào?

Ngoài quan hệ tình dục là con đường lây truyền chính thì vi khuẩn lậu cũng lây lan từ mẹ sang con, lây truyền qua các tiếp xúc gián tiếp, lây truyền qua đường máu.

Lây qua quan hệ tình dục – con đường lây truyền chính của bệnh lậu.

Nhiễm lậu cầu thường xảy ra trong quá trình quan hệ tình dục bằng âm đạo, hậu môn hay miệng. Nếu quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh mà không có dụng cụ bảo vệ, quan hệ với nhiều bạn tình thì có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao.

Quan hệ tình dục là con đường lây lan chính của bệnh lậu, theo ước tính, có 90% trường hợp mắc lậu là do quan hệ tình dục. Vi khuẩn lậu xuất hiện ở dịch sinh dục của đối tác trong quá trình giao hợp có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể mà gây bệnh.

Lây truyền qua đường tình dục của bệnh lậu có thể được ngăn chặn thông qua việc dùng bao cao su khi quan hệ tình dục. Tuy nhiên, bao cao su cũng không ngăn chặn được hoàn toàn khả năng mắc bệnh vì vi khuẩn cũng có thể lây lan qua các vùng da không được bao cao su bảo vệ hoặc người bệnh gặp sự cố bao cao su rách/bao cao su không bảo đảm chất lượng…

Lây qua những tiếp xúc gián tiếp

Vi khuẩn lậu có thể tồn tại ở môi trường ngoài trong vòng 10 phút. Do đó, việc dùng chung vật dụng cá nhân như khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng… có chứa dịch nhầy, máu, mủ của người bệnh, chứa vi khuẩn lậu thì cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn lậu lây truyền và gây bệnh.

Lây từ mẹ sang con

Mẹ mang thai mắc lậu mà không biết thì có thể lây truyền bệnh cho thai nhi. Có ba con đường thai nhi có thể mắc bệnh là:

Nhiễm trùng nước ối ngay từ trong bào thai.

Trẻ sơ sinh được sinh thường qua đường sinh của mẹ, tiếp xúc với vi khuẩn lậu ở âm đạo, cổ tử cung sẽ bị nhiễm lậu, gây ra viêm mắt, viêm phổi.

Đứa trẻ mắc lậu do bú sữa mẹ, tiếp xúc với mẹ bị bệnh lậu trong thời gian dài nên dẫn đến bệnh lậu.

Các triệu chứng viêm kết mạc mắt ở trẻ sơ sinh do lậu xuất hiện sau sinh 3 ngày. Mi mắt của trẻ biến dạng, phù nề, dính vào nhau, ra nhiều mủ vàng xanh, niêm mạc đỏ và xuất huyết.

Lây truyền qua các vết thương hở ngoài da.

Vi khuẩn lậu trú ngụ chủ yếu ở niêm mạc da, tại các vị trí ẩm ướt, chứa dịch nhầy và mủ của người bệnh. Do đó, nếu bạn tiếp xúc với các vết thương hở mang mầm bệnh thì bạn có thể lây nhiễm bệnh.

Điều này lý giải vì sao nhiều người bệnh lậu nhưng không biết mình mắc bệnh. Ngay cả người có đời sống tình dục lành mạnh, chung thủy vẫn có thể mắc bệnh nếu có tiếp xúc với vết thương hở ngoài da của người bệnh.

Tác hại, biến chứng của bệnh lậu đến cơ thể

Bệnh lậu gây viêm cho toàn bộ đường sinh dục và đường tiết niệu cho cả nam và nữ, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, gây ra vô sinh hiếm muộn:

Gây vô sinh, hiếm muộn:

Bệnh lậu ở nữ giới sẽ gây viêm vùng chậu mãn tính, viêm tắc ống dẫn trứng gây ra vô sinh hiếm muộn và chửa ngoài tử cung.

Vi khuẩn lậu ở nam giới sẽ gây viêm túi tinh, viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, làm ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng tinh trùng, gây ra vô sinh cho nam giới.

Gây viêm nhiễm các cơ quan trong cơ thể:

Khi mới vào cơ thể, vi khuẩn lậu chỉ gây viêm cho niệu đạo, nhưng sau đó, chúng sẽ nhanh chóng di chuyển, xâm nhập đến các bộ phận khác và gây viêm cho toàn bộ đường tiết niệu, gây ra viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm thận, viêm tuyến tiền liệt.

Ngoài ra, vi khuẩn lậu cũng có thể gây viêm cho đường sinh dục của nam giới, gây ra viêm túi tinh, viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn khiến nam giới đau rát khi quan hệ tình dục, xuất tinh đau, tinh dịch lẫn máu…

Đối với nữ giới, vi khuẩn lậu có thể gây ra viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng, viêm ống dẫn trứng, viêm buồng tử cung…

Lây nhiễm cho thai khi mang thai:

Phụ nữ mắc lậu khi mang thai nếu không điều trị sẽ truyền bệnh cho con trước khi sinh, trẻ mắc bệnh lậu từ trong bụng sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến sự phát triển về thể thất trí tuệ. Ngoài ra, lậu còn có thể khiến trẻ bị viêm kết mạc mắt, viêm màng não, điếc, thậm chí là mù lòa.

Tác hại bệnh lậu ở miệng: Bệnh lậu ở miệng gây viêm họng, đau họng, dễ dàng lây truyền bệnh cho người khác qua dịch nước bọt.

Tác hại bệnh lậu ở mắt: Bệnh lậu ở mắt gây viêm kết mạc, viêm giác mạc, không điều trị sẽ dẫn đến mù lòa.

Tác hại bệnh lậu ở hậu môn: Bệnh lậu ở hậu môn ảnh hưởng đến trực tràng, gây ngứa hậu môn và chảy máu hậu môn.

Cách phòng tránh bệnh lậu

  • Quan hệ tình dục an toàn: Sử dụng bao cao su, chung thủy một vợ một chồng, cả hai người đều bảo đảm không mắc bệnh lây truyền.
  • Giáo dục truyền thông về bệnh lậu, các triệu chứng và các tác hại của bệnh lậu trong cộng đồng, bao gồm cả trong học đường.
  • Giữ gìn vệ sinh thân thể và bộ phận sinh dục, đặc biệt là vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục để hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh.
  • Không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác, đặc biệt là khăn tắm hoặc đồ lót.

Đi khám ngay khi nghi ngờ bị bệnh lậu hoặc khi thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh lậu, để được điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Nếu bạn hoặc vợ/chồng bạn đã mắc bệnh lậu thì không được quan hệ tình dục để tránh lây truyền bệnh lậu qua lại và cần điều trị dứt điểm theo chỉ định của bác sĩ.

Cách điều trị bệnh lậu

Sau khi thăm hỏi các triệu chứng của bệnh nhân, tiền sử bệnh lý và thói quen quan hệ tình dục, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám bộ phận sinh dục và chỉ định một số xét nghiệm chức năng.

Để chẩn đoán bệnh lậu, các xét nghiệm cần thực hiện có thể là:

  • Soi tươi khí hư, dịch niệu đạo.
  • Nhuộm màu Gram âm để xác định vi khuẩn lậu có tồn tại trong khí hư hay không.
  • Xét nghiệm nước tiểu.

Do bệnh lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục, thường song hành cùng với các bệnh lý khác nên bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số xét nghiệm khác như xét nghiệm giang mai, HIV, Chlamydia nếu có nghi ngờ.

Điều trị bệnh lậu chủ yếu được tiến hành bằng thuốc kháng sinh đặc trị. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, bác sĩ sẽ khuyến khích bệnh nhân chữa bệnh lậu bằng công nghệ phục hồi gene DHA giúp đẩy nhanh quá trình điều trị lên gấp nhiều lần.

Cách chữa bệnh lậu bằng thuốc

Thuốc điều trị bệnh lậu dưới dạng thuốc uống hoặc thuốc tiêm. Căn cứ vào mức độ bệnh lý và tình trạng sức khỏe bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bằng thuốc đặc hiệu:

Điều trị bệnh lậu cấp tính: Bệnh nhân cần một lộ trình điều trị bằng thuốc là đủ.

Điều trị bệnh lậu mãn tính: Bác sĩ sẽ tăng liều lượng thuốc kháng sinh và kéo dài thời gian điều trị.

Trong thời gian điều trị bệnh lậu bằng thuốc, bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, điều trị đúng phác đồ, kết hợp điều trị với cả bạn tình và tránh quan hệ tình dục  trong khi đang điều trị.

Sau khi kết thúc quá trình điều trị, bác sĩ sẽ thăm khám định kỳ lâm sàng và kiểm tra xem bệnh đã khỏi hay chưa. Nếu như không còn triệu chứng lâm sàng, kết quả nuôi cấy 2 lần, mỗi lần cách nhau 2 tuần đều là âm tính thì chứng tỏ bệnh nhân đã khỏi lậu.

Lưu ý: Hiện nay, tình trạng vi khuẩn lậu kháng thuốc ngày càng gia tăng. Bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Việc dùng thuốc tùy tiện, không đúng thuốc và không đủ liều lượng sẽ khiến vi khuẩn lậu kháng thuốc, gây khó khăn nhiều cho việc điều trị dứt điểm sau này.

Cách điều trị bệnh lậu bằng công nghệ phục hồi gene DHA

DHA là một trong những phương pháp điều trị bệnh lậu của y học hiện đại, nhằm đẩy nhanh hiệu quả điều trị, hạn chế ảnh hưởng của điều trị của thuốc đến sức khỏe bệnh nhân, thời gian điều trị rút ngắn và phù hợp điều trị cho cả bệnh lậu mãn tính và bệnh lậu cấp tính.

Nguyên tắc điều trị bệnh lậu bằng DHA: DHA sử dụng sóng điện từ với năng lượng lớn, gia tăng cường lực của thuốc, thẩm thấu vào tế bào bệnh để tiêu diệt vi khuẩn lậu ở trong cơ thể.

  • DHA kích thích hệ miễn dịch của cơ thể gia tăng sức đề kháng, chống lại mềm bệnh, các bộ phận cơ thể bị tổn thương nhanh chóng phục hồi.
  • Kết hợp điều trị bệnh lậu bằng DHA mang lại ưu điểm vượt trội so với việc điều trị thông thường như:
  • Rút ngắn thời gian điều trị: DHA hỗ trợ điều trị bệnh lậu nhanh khỏi, thời gian điều trị bệnh lậu được rút ngắn hơn so với việc dùng thuốc đơn thuần.
  • An toàn: DHA sử dụng công nghệ y học tiên tiến, hiện đại, xác định chính xác mầm bệnh để triệt tiêu, không ảnh hưởng đến các tế bào xung quanh, không gây tác dụng phụ.
  • Nâng cao khả năng miễn dịch: Hệ miễn dịch của cơ thể được tăng cường, các tế bào bị tổn thương nhanh chóng phục hồi.

DHA đã và đang được ứng dụng điều trị bệnh lậu tại phòng khám đa khoa Thái Hà. Bệnh nhân có nhu cầu thăm khám và chữa bệnh lậu bằng DHA, hãy nhấc máy lên gọi điện đến cho chúng tôi theo số 0365 116 117 để đăng kí đặt lịch hẹn khám.

Điều trị bệnh lậu dân gian tại nhà

Trong dân gian có lưu truyền một số phương thuốc có tác dụng làm giảm triệu chứng bệnh lậu, đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh. Nhiều nhà khoa học phương Tây cũng đang bắt đầu nghiên cứu và chứng minh được hiệu quả các của loại thảo dược này.

Cụ thể, chuyên gia Phyllis A. Balch, đã phát hành một cuốn sách: “Chữa bệnh qua thực phẩm” thừa nhận tác dụng của thảo dược trong quá trình điều trị bệnh lý.

Về điều trị bệnh lậu, một số thảo dược có hiệu quả trong khắc phục các triệu chứng bênh lậu là:

Dầu giấm táo: Pha giấm táo với dầu dừa và thấm dung dịch hỗn hợp lên vùng da nhiễm bệnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng hỗn hợp thay thế cho xà bông tắm.

Hoa cúc dại: Không chỉ khắc phục được các triệu chứng bệnh lậu, hoa cúc dại còn có hiệu quả trong điều trị các bệnh như viêm họng, sưng hạch, đau răng, bệnh sỏi, bệnh dại, hoại tử… Đơn giản là do hoa cúc dại có thể tăng cường tế bào hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng của cơ thể.

Tỏi: Trong tỏi có thành phần kháng sinh tự nhiên, giúp tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh, ngăn chặn bệnh tiên triển. Do đó, tỏi có thể chữa được nhiều loại bệnh khác nhau, trong đó có bệnh lậu và HPV. Người bệnh chỉ cần ăn thêm tỏi vào các món ăn hàng ngày là đủ hiệu quả.

Mật ong: Mật ong được coi là một dược liệu trong thiên nhiên, có thể điều trị rất nhiều bệnh lý. Trong quá trình điều trị bệnh lậu bằng thuốc, bệnh nhân chỉ cần chú ý sử dụng thêm mật ong để tăng cường sức khỏe, tăng hiệu quả điều trị của bệnh, giảm thời gian chữa bệnh.

Măng cụt: Loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng, giúp chống khuẩn rất hiệu quả. Người bệnh chỉ cần ăn măng cụt hoặc ép lấy nước uống hàng ngày cũng ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.

Hải cầu vàng: Đây là một loai thảo dược từ Bắc Mỹ, có hiệu quả trong điều trị bệnh dạ dày, cảm lạnh, rối loạn tiêu hóa, viêm xoang và viêm niệu đạo, tiêu chảy, kiết lỵ, nhiễm trùng amebic. Ngoài ra, hải cầu vàng còn có thể chữa lành các bệnh nhiễm trùng, giảm viêm, cầm máu và làm sạch máu.

Mãng cầu: Mãng cầu chứa nhiều vitamin B1, B2, C giúp ngăn ngừa và giảm bớt các triệu chứng nhiễm trùng bệnh lậu hiệu quả. Bệnh nhân chỉ cần ép mãng cầu lấy nước uống hàng ngày là đủ.

Lời khuyên dành cho bệnh nhân: Có nên điều trị bệnh lậu bằng các bài thuốc dân gian? Các chuyên gia cho rằng các bài thuốc ở trên chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh lậu bằng cách tăng cường sức đề kháng của bệnh nhân, làm giảm các triệu chứng của lậu chứ không thể tiêu diệt vi khuẩn lậu.

Do đó, nếu dùng thuốc kéo dài mà không chịu đi điều trị thì bệnh lậu vẫn sẽ diễn biến dai dẳng, diễn biến mãn tính, gây nguy hiểm cho sức khỏe và khả năng sinh sản. Do đó, bệnh nhân không nên quá dựa dẫm, tin tưởng vào các bài thuốc dân gian điều trị bệnh lậu. Nếu bạn không tin tưởng hiệu quả thực tế của thuốc, tốt nhất vẫn nên đi khám bác sĩ để kiểm tra và có phác đồ điều trị khoa học.

Một số câu hỏi liên quan đến bệnh lậu

Tôi đang mang thai. Bệnh lậu ảnh hưởng đến con tôi như thế nào?

Bạn mắc bệnh lậu khi mang thai có thể bị chửa ngoài tử cung, tăng nguy cơ sinh non, suy dinh dưỡng bào thai, viêm màng ối, vỡ ối.

Ngoài ra, bạn còn có thể lây truyền bệnh lậu cho con trong quá trình sinh nở. Con của bạn có thể bị viêm phổi và viêm kết mạc mắt do vi khuẩn lậu gây ra, ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe và thị lực của bé. Bé có thể bị mù mắt.

Nếu bạn mang thai, bạn cần thăm khám bác sĩ để được kiểm tra, xét nghiệm và điều trị phù hợp. Nếu không may con bạn ra đời đã bị mắc lậu thì việc điều trị cho con từ sớm sẽ làm giảm các biến chứng bệnh lậu gây ra cho con của bạn.

Tôi có thể giảm nguy cơ mắc bệnh lậu bằng cách nào?

Bạn có thể tham khảo cách phòng tránh bệnh lậu đã được đề cập đến ở trên. Nguy cơ mắc lậu được giảm đến mức thấp nhất nếu bạn không có tiếp xúc tình dục với người khác và không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác.

Nếu bạn đã có quan hệ tình dục thì nên quan hệ chung thủy với một người duy nhất, duy trì quan hệ một - một.

Dùng bao cao su cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc lậu, bạn cũng không nên quan hệ bằng miệng hoặc hậu môn nếu không có biện pháp bảo vệ.

Làm sao tôi biết mình có mắc bệnh lậu hay không?

Để chắc chắn mình có mắc bệnh lậu hay không, bạn cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, tiến hành xét nghiệm nước tiểu hoặc xét nghiệm dịch niệu đạo. Đôi khi, bác sĩ cũng có thể thu thập dịch từ cổ họng hoặc trực tràng nếu nghi ngờ bạn mắc bệnh lậu ở miệng/bệnh lậu ở hậu môn.

Bạn cũng có thể tự mình xem xét khả năng mắc lậu của bản thân bằng việc kiểm tra mình có xuất hiện các triệu chứng của bệnh lậu không như:

  • Cảm giác đau và nóng rát khi tiểu tiện
  • Tăng dịch tiết sinh dục, dịch có màu vàng hoặc xanh lá cây.
  • Tinh hoàn sưng hoặc đau đối với nam giới/chảy máu âm đạo đối với nữ giới.
  • Hậu môn ngứa ngáy, tiết dịch, đau nhức và chảy máu, đại tiện đau nếu bị bệnh lậu ở hậu môn.
  • Để biết rõ hơn mình có bị bệnh lậu hay không, hãy tham khảo các triệu chứng bệnh lậu được đề cập đến ở trên.

Tôi đã được điều trị bệnh lậu. Khi nào tôi có thể quan hệ tình dục lại?

Sau khi kết thúc quá trình điều trị bằng thuốc, bạn cần đi khám bác sĩ để kiểm tra xem bệnh lậu đã khỏi hay chưa. Bác sĩ sẽ là người cho bạn biết được rằng bạn có thể quan hệ tình dục trở lại hay không.

Thông thường, với bệnh lậu cấp tính thì bệnh nhân chỉ cần điều trị một lộ trình bằng thuốc kháng sinh là khỏi. Thời gian có thể quan hệ tình dục trở lại chỉ là bảy ngày sau khi dùng hết tất cả các loại thuốc.

Đối với bệnh nhân bị lậu mãn tính thì lộ trình điều trị phức tạp và thời gian điều trị bệnh lậu kéo dài, bệnh nhân cần tái khám 2 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 2 tuần. Nếu kết quả của cả hai lần đều là âm tính thì mới khẳng định rằng bệnh lậu đã khỏi, bệnh nhân có thể quan hệ tình dục trở lại.

Trên đây là là chia sẻ của các chuyên gia phòng khám Thái Hà về bệnh lậu. Điều trị bệnh lậu không hề khó khăn nhưng quan trọng là bệnh nhân cần phát hiện sớm, tuân thủ chỉ định của bác sĩ, để tránh xảy ra biến chứng. Bạn đang nghi ngờ mắc lậu và cần được giúp đỡ, hãy gọi điện đến số 0365 116 117 để được giải đáp.

Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám